Bên cạnh những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe của phòng sạch, các nhà thiết kế còn phải xây dựng thêm phòng đệm cho các phòng sạch này. Vậy phòng đệm là gì? Tại sao phòng sạch luôn có một phòng đệm đi kèm? Những ứng dụng của phòng đệm trong cuộc sống ngày nay là gì?

Phòng đệm là gì?

Phòng đệm là gì?

Phòng đệm, tên tiếng anh là Buffer Room thường được các dịch vụ thiết kế phòng sạch đặt giữa môi trường không sạch với phòng sạch. Phòng này chuyên được sử dụng để cung cấp không khí sạch, đảm bảo nhu cầu đi lại giữa 2 môi trường. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm nguy cơ ô nhiễm cho phòng sạch.

Phân loại phòng đệm

Loại cố định

Đây là một dạng Buffer Room được thiết kế và xây dựng trước khi dự án thi công hệ thống phòng sạch được bắt đầu khởi công. Loại phòng này thường được làm từ các vật liệu không thể tái sử dụng hay tái chế trong tương lai như gỗ xẻ, ván thạch cao hay đơn giản nhất là nhựa.

Để hoàn thành một phòng đệm cố định, người thợ sẽ mất khá nhiều công sức và thời gian. Từ công đoạn chọn vật liệu xây dựng, nhiều người cũng đã đau đầu vì gỗ hay thạch cao không có hiệu quả cao. Hay những nội thất trong phòng như rèm, khăn trải, tấm trải nhựa lại là những nơi tiềm tàng vi khuẩn và bụi bẩn, ảnh hưởng đến chất lượng phòng đệm.

Loại di động

Khác với phòng đệm cố định, phòng đệm di động có thể di chuyển tới những nơi khác nhau, có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Hơn nữa, nó còn rất dễ lắp đặt, quá trình thi công có thể chỉ mất vài phút ngắn ngủi.

Phòng đệm di động có nhiều lợi ích hơn là phòng cố định. Đầu tiên phải nói tới độ bền vững với mọi loại môi trường. Các nhà đầu tư và xây dựng thường lựa chọn loại phòng này bởi nó có hiệu quả kinh tế dài hạn. Bên cạnh đó, vật liệu dùng để xây dựng phòng cũng vô cùng thân thiện với môi trường, không tạo ra nhiều chất thải.

Nguyên tắc thiết kế phòng đệm

Nguyên tắc thiết kế phòng đệm

Theo công ty giải pháp phòng sạch GMP Groups, để thiết kế phòng đệm đạt chuẩn kiến trúc cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe dưới đây:

  • Diện tích căn phòng phải lớn hơn 3m2
  • Có mức độ sạch bằng với phòng sạch, nhưng không được vượt quá ISO 6
  • Các phòng sạch có cấp độ sạch khác nhau một cấp thì không nhất thiết phải có phòng đệm ở giữa.
  • Với các phòng sạch chênh lệch nhau 2 cấp độ sạch, để xây dựng phòng đệm thì còn phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ ô nhiễm đi vào, thời gian làm sạch,….
  • Nhưng nếu các phòng sạch đều có nguồn gây ô nhiễm, kể cả trường hợp chúng có cùng cấp độ sạch, bạn cũng phải thiết kế phòng đệm ở giữa chúng để tránh lây lan sự ô nhiễm.

So sánh giữa phòng đệm và air lock

Một khái niệm khác cũng gần tương tự với phòng đệm chính là Airlock, hay còn gọi là chốt gió. Để mọi người không bị hiểu lầm khi nhắc tới 2 thuật ngữ trên, chúng ta hãy cùng so sánh một chút:

  • Chốt gió Airlock được tạo ra nhằm không cho luồng không khí giữa 2 hoặc nhiều môi trường liền kề, đảm bảo được rằng sự nhiễm chéo sẽ không xảy ra. Để có thể thực hiện được điều này, áp suất không khí của chốt luôn phải thấp hơn áp suất không khí trong phòng sạch và cao hơn áp suất khí quyển.
  • Phòng đệm được dùng như một dải ngăn cách vùng sạch và vùng không sạch. Áp suất của phòng sẽ cao hơn áp suất khí quyển và thấp hơn áp suất phòng sạch. Bằng việc sử dụng phòng đệm ở ngay trước phòng sạch, không khí bị ô nhiễm sẽ không thể vào được phòng sạch.

Nhưng nhìn chung, Airlock cũng là một dạng tương tự như phòng đệm. Tuy nhiên phòng đệm sở hữu hệ thống tạo không khí sạch hiện đại còn Airlock thì không.

Ứng dụng của phòng đệm

Ứng dụng của phòng đệm

Phòng đệm là một căn phòng đặc biệt, mọi người chỉ có thể mở một cửa trong khi các cửa khác sẽ bị đóng. Đây chính là tính năng khóa liên tự động. Và chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết, bạn mới có thể tắt chức năng này đi bằng công tắc khẩn cấp.

Phòng sạch thông thường

Như trên ta đã biết, Buffer Room là một phòng được xây thêm nhằm không cho các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào phòng sạch. Với những phòng sạch thông thường, các phòng đệm sẽ được thiết kế nằm giữa 2 phòng sạch. Nó sẽ được xây với rất nhiều cửa các loại tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp cả 2 phòng sạch xuất hiện vật ô nhiễm hoặc bị ô nhiễm, bạn sẽ phải dùng phòng đệm riêng.

Phòng sạch cách ly áp lực âm

Phòng cách ly áp lực âm là một căn phòng chứa 1 phòng đệm mà 1 phòng chính. Thông thường, các kiến trúc sư sẽ thiết kế phòng đệm có diện tích nhỏ, nằm ở hành lang avf cạnh buồng cách ly. Chức năng của phòng đệm là lọc không khí trước khi đưa vào phòng cách ly áp lực âm.

Vai trò của phòng đệm với phòng cách ly áp lực âm giống như một người chăm sóc sức khỏe. Họ được trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, giúp phòng cách ly luôn được đảm bảo đạt tiêu chuẩn của phòng sạch.

Quá trình vận hành và bảo trì phòng đệm

Quá trình vận hành và bảo trì phòng đệm

Trong toàn bộ quá trình vận hành và sử dụng phòng đệm cùng với phòng sạch, các nhân viên thi công phòng sẽ tới để kiểm tra chất lượng không khí 1 năm 2 lần. Điều này để chắc chắn rằng trong phòng không tồn tại vi khuẩn hay mầm bệnh hoặc nguồn lây ô nhiễm khác.

Sàn nhà phòng sạch sẽ được lau dọn thường xuyên và hằng ngày, vào những lúc phòng đệm không được sử dụng. Những chất lau dọn, làm sạch được cấp phép thì mới được sử dụng cho phòng đệm, nếu không có thể gây ra sự ô nhiễm không khí phòng.

Nếu bạn muốn lấy các đồ dùng, thiết bị từ các thùng vận chuyển thì bạn phải lau sạch chúng bằng công isopropyl 70% thì mới đảm bảo không làm ảnh hưởng tới chất lượng phòng đệm.

Như vậy, qua bài viết trên, Chammuseum đã giúp bạn hiểu được phòng đệm là gì? Và có vai trò vô cùng quan trọng, giữ không khí trong phòng sạch luôn được đảm bảo. Ngày nay, nó đã và đang được áp dụng rất nhiều trong đời sống, trở thành một phần không thể thiếu trong các bệnh viện, nhà máy chế biến thực phẩm,…