Trong quá trình di cư của người Việt xuống vùng Quảng Nam, Đà Nẵng đã dẫn đến sự giao thoa, pha trộn nhiều nền văn hóa khác nhau, chủ yếu là hai nền văn hóa Việt Chăm. Ngay từ thế kỷ 16, trong quá trình giao thương, buôn bán giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành, thì quá trình giao lưu văn hóa đã diễn ra rõ nét.

Trong quá trình lao động làm việc tại Quảng Nam, Đà Nẵng thì các cư dân ở đây đã tiếp thu nhiều kỹ thuật, kinh nghiệm lao động của người Chăm. Cụ thể là trong các ngành nghề nấu đường, làm gốm, dệt vải, khai thác lâm sản, khai thác đồ biển…

 Về mặt tín ngưỡng, tôn giáo thì nên văn hóa Chăm cũng có ít nhiều ảnh hướng đến sinh hoạt, cúng bái của người Quảng Nam, Đà Nẵng. Bên cạnh đó thì nhiều miếu thờ của người Việt cũng nằm cạnh các tháp thờ của người Chăm một cách thân thiện. Quang khu vực đến miếu của người Việt còn tồn tại nhiều tượng thần trong văn hóa tín ngưỡng Chăm một cách rõ rệt.

Do ảnh hưởng từ việc giao lưu văn hóa hai bên nên tên gọi của những vị thần này cũng đã thay đổi nhiều dạng khác nhau, nhất là khi phát âm theo cách của người Việt. Chẳng hạn như tên vị thần Pô Inư Nagar được phiên thành ra Thiên Y A Na. Từ cúng bái cho đến thờ cúng thì ảnh hưởng văn hóa Chăm hiện ra rất nhiều nhất là trong cách gọi tôn kính miếu bà, đến thờ của bà.

Trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất này, các cư dân đã trao đổi và học hỏi văn hóa, tín ngưỡng lẫn nhau, tạo nên một cộng đồng dân cư đầy hóa khí, thân thiện. Tất cả là một thể thống nhất, không thể tách rời.